Dữ liệu từ thiết bị GSHT phải được truyền và cập nhật lên hệ thống của Cục Đường bộ mới có cảnh báo.
Từ năm 2014, xe khách phải lắp thiết bị GSHT và truyền dữ liệu về Cục Đường bộ VN để phục vụ quản lý.
Nhưng đến nay, dữ liệu chỉ dùng cho hậu kiểm để xử lý vi phạm. Việc khai thác dữ liệu nhằm cảnh báo, ngăn ngừa TNGT chưa thực hiện được.

 

Dữ liệu nguội
Kết quả điều tra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng giữa xe ô tô khách và xe đầu kéo ngày 14/2 tại Quảng Nam làm 10 người chết cho thấy, xe khách đã chở 21 người trên xe 16 chỗ và chạy quá tốc độ quy định.
Trước đó, vào ngày 28/1, trên địa bàn huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Một chiếc xe khách chở theo 18 người bị tai nạn, rơi xuống ta luy âm khiến 3 người tử vong tại chỗ, 4 người bị thương.

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, mỗi năm có hàng nghìn vụ TNGT xảy ra đối với xe kinh doanh vận tải, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Việc lắp đặt các thiết bị mới dừng ở việc nắm tốc độ hay vị trí của phương tiện khi cần thiết chứ chưa cảnh báo tài xế trong trường hợp xe chạy quá tốc độ hay sai lộ trình. “Dữ liệu thiết bị GSHT” phải mang tính dự báo để ngăn chặn hành vi vi phạm. Vấn đề là làm thế nào để xử lý sớm nhất, thậm chí là điều chỉnh hành vi của lái xe một cách tức thời.

Lãnh đạo một doanh nghiệp cung cấp thiết bị thiết bị GSHT cho hay, thiết bị GSHT cung cấp các dữ liệu về tốc độ, thời gian lái xe, hành trình, được dùng để hậu kiểm xử lý vi phạm và dùng để cảnh báo ngay trước khi tài xế vi phạm. Khi lái xe vi phạm tốc độ hay xe mất tín hiệu lập tức trên phần mềm của thiết bị GSHT sẽ có cảnh báo bằng màu đỏ.
Tuy nhiên, thiết bị hiện mới chỉ cảnh báo được tốc độ khi xe chạy trên 80km/h ở đường bình thường. Mỗi tuyến đường sẽ quy định tốc độ khác nhau, những cung đường quy định tốc độ thấp hơn chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do Cục Đường bộ VN chưa cung cấp tốc độ cụ thể của từng cung đường nên không có căn cứ để cảnh báo.
Việc cảnh báo này được thực hiện ngay trên thiết bị và trên App của doanh nghiệp, tại các sở GTVT và hệ thống của Cục Đường bộ VN. Tuy nhiên, người khai thác nhận thông tin có xử lý, nhắc nhở tài xế hay cố tình lờ cảnh báo lại là chuyện khác.
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, hiện chúng ta có 1 triệu xe kinh doanh vận tải đã gắn thiết bị GSHT, dữ liệu đã được truyền về và do Cục Đường bộ VN quản lý. Tuy nhiên, hiện mới chỉ quản lý và xử lý được được một tiêu chí là vi phạm tốc độ bình quân/1.000km.

Phân cấp cho địa phương đầu tư
Cũng theo vị lãnh đạo doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT, Cục Đường bộ VN cần cung cấp được quy định về tốc độ theo từng cung đường cho doanh nghiệp cung cấp thiết bị.
Bên cạnh đó, cần có chế tài để ngăn tài xế không tác động vào thiết bị. Quan trọng hơn, cần kết nối liên thông dữ liệu với các trạm thu phí, khi hệ thống báo xe mất tín hiệu thì không cho xe qua và tiến hành các biện pháp xử lý. Ngoài ra, cần cơ chế giám sát chặt việc cảnh báo vi phạm tài xế của doanh nghiệp.


“Trích dẫn lời ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ VN
Cục Đường bộ VN sẽ yêu cầu các sở GTVT xử lý nghiêm, đơn vị nào không xử lý sẽ báo cáo UBND tỉnh xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Bên cạnh đó, sẽ sửa Nghị định 10/2020 theo hướng vừa tước phù hiệu vừa xử phạt bằng tiền đối với doanh nghiệp, lái xe vi phạm.”

Không thể xử lý dữ liệu bằng sức người mà phải bằng công nghệ. Thông qua chuyển đổi số, cơ quan quản lý có thể cảnh báo tình trạng giao thông cụ thể cung đường, giám sát hành trình, tốc độ của lái xe theo thời gian thực để cảnh báo tới tài xế, thậm chí có thể can thiệp kịp thời vào quá trình điều khiển xe của tài xế.

Khi chúng ta quản lý được toàn bộ chi phí, thuế, giám sát chi tiết được hành trình đi lại, khi đó sẽ quản lý được tận gốc, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn.
Trong khi đó, lãnh đạo Phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN cho biết, dữ liệu từ thiết bị GSHT phải được truyền và cập nhật lên hệ thống của Cục Đường bộ mới có cảnh báo.
Thông tư 09 và Thông tư 12 của Bộ GTVT quy định rõ, việc theo dõi trực tuyến, cảnh báo những hành vi vi phạm của lái xe thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Cục Đường bộ chỉ tổng hợp và quản lý dữ liệu. Việc kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện hay không thuộc trách nhiệm của đơn vị cấp phép là các sở GTVT.

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ VN cho biết, tới đây đơn vị này và các Sở GTVT sẽ làm công tác hậu kiểm. Các doanh nghiệp vận tải sẽ phải theo dõi xe của đơn vị mình, nếu xe đi sai hành trình, chạy quá tốc độ phải nhắc nhở lái xe kịp thời.

Theo ông Cường, trong quản lý vận tải đã phân cấp, phân quyền cho các sở GTVT nhưng đầu tư công nghệ thông tin vẫn là đầu tư tập trung và truyền dữ liệu về Cục Đường bộ. Việc này dẫn đến gặp vướng mắc về bố trí nguồn kinh phí đầu tư hệ thống tiếp nhận dữ liệu. Ngoài hệ thống đầu tư ban đầu do doanh nghiệp thực hiện, đã nhiều năm Cục Đường bộ VN chưa được bố trí kinh phí để nâng cấp hệ thống. “Trách nhiệm của các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu. Cục Đường bộ sẽ nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng Cục chỉ cần một số thông tin để quản lý, còn sẽ phân cấp đầu tư cơ sở dữ liệu GSHT về cho các địa phương và kết nối dữ liệu về Cục Đường bộ VN, Bộ GTVT để quản lý”.

Thiết bị GSHT do Skysoft Technologies nghiên cứu và sản xuất trong nước là đầu ghi giám sát hành trình hợp chuẩn, phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13396 về camera giám sát ô tô trên xe kinh doanh vận tải được quy định tại Nghị định 10/2020 của Chính phủ với những tính năng nổi bật:
  • Thiết bị GSHT hợp chuẩn QCVN31:2014/BGTVT.
  • Thiết bị đáp ứng yêu cầu Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Thiết bị đáp ứng yêu cầu Nghị định Nghị định 47/2022/NĐ-CP.
  • Tích hợp đồng thời đa kênh camera Full HD 1080p (giám sát trong xe và giám sát hành trình).
  • Có thể tích hợp được mọi loại camera trên thị trường.
  • Tích hợp ghi âm đa vùng nếu sử dụng camera tích hợp mic.
  • Sử dụng CPU và camera chuẩn ng nghiệp, hoạt động 24/24, hồng ngoại siêu sáng, camera góc rộng.
  • Sử dụng 3G/4G-LTE, có thể nâng cấp 5G.
  • Có thể tích hợp thiết bị ngoại vi: Cảm biến dầu, cảm biến nhiệt…